《Nỗi lòng người đi 》(歌曲推荐/越南 王乃华;视频制作/区伯芹)


Posted by zcadmin @ 01:08 PM MDT [ Comments [5] ]
 
 
 
 
所有评论 | All comments:

Ai là tác giả thật của ca khúc "Nỗi lòng người đi" ?
Một buổi sáng cuối thu Hà Nội, có một người nhỏ thó đến văn phòng tôi làm việc ở 59 Tràng Thi – Hà Nội. Ông tự giới thiệu là Khúc Ngọc Chân. Tôi nhìn mãi mới nhận ra ông đã từng là nghệ sĩ đàn cello ngồi ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ những năm mới thành lập. . Dần dà, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của ca khúc"Nỗi lòng người đi" mà chính ông là tác giả với cái tên đầu tiên là "Tôi xa Hà Nội'.
Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch – Hà Nội. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây. Lúc ấy, cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Tạ Tấn cũng đều đến học thầy Chấn nổi tiếng. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém ông hai tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ Hồ Gươm. Không thể quên những chiều ngồi bên bờ hồ té nước đùa vui với nhau.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký hiệp định Genève. Ông Chân phải theo gia đình về quê. Nỗi nhớ nhung người yêu khiến cho ông cảm xúc bâng khuâng.
Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, ở khách sạn Cầu Đất chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng để sống cùng người yêu, chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết "Tôi xa Hà Nội" tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng qua, những ngày tháng xa Hà Nội:
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước chơi như ngày xưa.
Chàng tròn 18 tuổi. Nàng tròn 16 tuổi. Khi ấy, tuổi ấy yêu đương là bình thường. Nếu nỗi nhớ thương người yêu ngày đó đã khiến cho Hoàng Dương viết ra "Hướng về Hà Nội" nổi tiếng, thì Khúc Ngọc Chân cũng viết "Tôi xa Hà Nội" nổi tiếng không kém. Chàng lại tiếp tục dào dạt trở lại cái cảm xúc ấy, cái giai điệu ấy nhịp 3/8 hát chậm và tình cảm (Lento - Espressivo):
Không biết trong những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, nàng đã khóc bên chàng bao lần. Chỉ biết rằng họ vẫn an ủi nhau, nàng cứ vào trước, chàng hứa hẹn rằng sẽ vào sau, sẽ tìm nàng ở Sài Gòn. Nàng hãy gắng chờ đợi giữa đô hội phồn hoa:

Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đã tập cho nàng hát thuộc lòng, hát đi hát lại đến chan chứa cảm xúc. Khi ấy đã là cuối tháng 11.1954.
Ngày đưa tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Và rồi con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. Còn chàng thì quay về, rồi trở lại Hà Nội.
Còn nàng, khi vào Sài Gòn, vì mưu sinh, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình, nàng đã đến đầu quân cho một quán bar. Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng đã được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ. Hát để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung như nàng. Và đương nhiên, một ca khúc hay như thế đã lọt vào thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó cũng đã lìa xa Hà Nội. Chắc chắn trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng. Ca khúc đã có một số phận khác khi được nhạc sĩ nhận thức và tìm cách xử lý. Còn ở Hà Nội, Khúc Ngọc Chân đâu ngờ gia đình ông bao đời không chịu làm cho Tây đã không theo dòng người di cư mà ở lại Hà Nội vừa giải phóng. Vậy là lời hứa với nàng đành lỡ dở theo thời gian.
Ở lại Hà Nội, năm 1956, ông Chân vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam. Khi tốt nghiệp thì về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, ông Chân đi tìm người yêu qua họ hàng thân thiết thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo năm 1969, khi mới vào tuổi “tam thập nhi lập”. Theo người thân của người yêu, ông đã tìm đến mộ nàng và thắp hương, thầm khóc cho cuộc tình chia phôi bất hạnh. Chính vì người yêu đã mất, nên ông không sao hiểu nổi bằng cách gì mà ca khúc "Tôi xa Hà Nội" của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng, được ông sửa thành nhịp 4/4 theo điệu Slow và phổ biến “quá trời” tại Sài Gòn. Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn. Khi ấy, nếu ca khúc lan ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở Dàn nhạc Giao hưởng cho đến khi về hưu
Nghe được ca khúc "Tôi xa Hà Nội" do một thiếu nữ làm ở quán bar hát những khi chia sẻ mà lại không biết xuất xứ. Với khả năng âm nhạc của mình, Anh Bằng đã chuyển nhịp 3/8 gốc của ca khúc "Tôi xa Hà Nội" thành nhịp 4/4 dùng tiết điệu Slow.
Cuối cùng, Anh Bằng đã đổi tên ca khúc "Tôi xa Hà Nội" thành "Nỗi lòng người đi", rất phù hợp với tâm trạng những người xa Hà Nội khi ấy ở Sài Gòn. Và nhờ "Nỗi lòng người đi", Anh Bằng đã chính thức bước vào làng nhạc để rồi tạo ra trung tâm âm nhạc “Lê - Minh - Bằng” tức là trung tâm do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng khởi xướng, chuyên làm đĩa nhạc và dạy âm nhạc ở Sài Gòn từ 1966 đến 1975.

Ông Chân kể lại câu chuyện này với tôi không hề có ý đòi hỏi gì về bản quyền và tranh chấp với Anh Bằng. Ông chỉ muốn kể ra một sự thực của một ca khúc do ông viết ra.
Có lẽ nước mắt trong bài thơ này cũng đủ để nói hết nỗi lòng của chàng và nàng chia ly thuở đó. Bà Nguyễn Thu Hằng thì đã ra đi ôm theo mối tình đầu trong tâm trạng cô đơn. Ông Chân vì không có bà Hằng cũng đành phải lập gia đình khác, nhưng đâu có hạnh phúc trọn vẹn. Người vợ đầu của ông bây giờ đã cùng cô con gái sang Phần Lan. Năm 1974, ông Chân mới “đi bước nữa” cùng một bác sĩ là giáo sư Đại học Y khoa. Bà tuy không làm nghệ thuật nhưng rất yêu nghệ thuật. Nghe câu chuyện mối tình đầu của ông Chân, bà đồng ý để ông Chân kể ra câu chuyện sáng tác ca khúc "Tôi xa Hà Nội" với cuộc đời. Người thay ông Chân nhận làm tác giả ca khúc và đổi tên là "Nỗi lòng người đi", là nhạc sĩ Anh Bằng thì đã nhờ những giai điệu này mà nổi tiếng, có cuộc sống tốt từ đó đến nay. Việc nhận thay vô thức này đã tặng cho ông Chân một cuộc sống bình an trên đất Bắc từ 1954 đến nay.


评论提交者 | Posted by 王乃华 (IP: 113.186.225.74) on August 09, 2014 at 09:28 AM MDT #

Nhạc sĩ TẠ TẤN cũng là Rể Hàng buồm H-N(Cô Kim) 。
謝謝:乃華兄。

评论提交者 | Posted by k. (IP: 174.7.212.248) on August 09, 2014 at 01:50 PM MDT #

这首歌曲越南统一前不属越南北方允许流行的歌曲。只在南方流行。最近解禁了。已有歌唱家制成光盘。出名女歌唱家ANH THU 也在网上唱了。ANH BANG ,VU KHANH 目前是越南海外越桥。

评论提交者 | Posted by 王乃华 (IP: 123.17.191.201) on August 09, 2014 at 09:00 PM MDT #

CHAN是TOI XA HA NOI作者,在河內很多人都知道,連我海防人都知道。
因两次遇見他;朋友都介紹他是此曲作者.而他只微笑,默然不語,作風低調。
他不能不低調,因南越政權西貢電台经常播放此曲,用以宣傳,控告北越埋沒人性。
ANH BANG的歌曲風格和此曲風格大不相同,所以我也認為,作者是ONG CHAN。
此曲也因ANH BANG而得廣為流傳〔在北越是偷偷流傳〕,今日重見光明,可賀句喜。

评论提交者 | Posted by 張明遠 (IP: 108.91.78.9) on August 14, 2014 at 02:21 AM MDT #

Nhạc sĩ:Đoàn Chuẩn,con nhà Tư sản trước 54,con chủ nước mắm VẠN VÂN.Nhà ở đầu phố Cầu Gỗ H-N.
Còn Hãng nước mắm có tiếng của华侨 là ở Phố Mã mây,chủ là Bác VĨNH (Ông cụ thân sinh Anh 黃仕能<河內中華中学>.và Anh 黃仕杰<海防侨中>.....。)

评论提交者 | Posted by k. (IP: 174.7.212.248) on August 18, 2014 at 12:40 AM MDT #

留下评论 | Post a comment:
  • 输入评论后请回答以下问题,点击“提交”
 

<< 返回

 
 
网站浏览点击数统计: visitor counter